Khi nào thì cơ thể cần bổ sung các loại vitamin?
Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014
Các loại thuốc bổ thường chứa hàm lượng vitamin cao hơn nhu cầu cơ thể rất nhiều
Cuộc sống ngày càng phát triển, bữa ăn hằng ngày của người dân cũng đa dạng, phong phú hơn. Thế nhưng nhiều người vẫn có thói quen thường xuyên sử dụng thuốc bổ, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho mình và con cái. Điều đó có cần thiết? Khi nào thì mới phải sử dụng?
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - cho biết:
- Vitamin và khoáng chất là những chất cần thiết cho cuộc sống. Có rất nhiều loại vitamin khác nhau và mỗi loại có những công dụng khác nhau. Ví dụ, vitamin A cần cho sức khỏe của mắt, da, tóc..., vấn đề tăng trưởng và phát triển của miễn dịch; vitamin C cần cho độ chắc của thành mạch, những yếu tố miễn dịch...
Vitamin có trong các loại thực phẩm (TP) ta ăn uống hằng ngày. Nếu một người có chế độ ăn uống hợp lý thì không cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất. Việc ăn uống hợp lý dựa trên ba cơ sở:
(1) ăn đa dạng, nhiều loại TP (trên 20 loại TP khác nhau trong một ngày), mỗi loại TP có một số chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất khác nhau, nếu ăn đa dạng thì cơ thể sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có các vitamin.
(2) Ăn chừng mực, không quá nhiều hoặc quá ít. Nên nhớ không có thức ăn nào xấu và cũng không có thức ăn tốt. Mỗi loại TP đều có một số chất dinh dưỡng và cũng có thể có một số chất độc hại nào đó. Nếu mình ăn chừng mực thì mình nhận được đủ chất, nhưng lại không bị những chất độc hại gây hại.
(3) Ăn gần với thiên nhiên, ít chế biến nhất thì TP ít bị thay đổi bản chất của nó và giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Ví dụ ăn rau, quả vẫn tốt hơn uống nước ngọt trái cây; ăn thịt cá vẫn hơn các dạng đạm, axit amin...
+ Như vậy nên sử dụng vitamin và khoáng chất khi nào, thưa bác sĩ?
- Chỉ sử dụng khi chế độ ăn thường xuyên không đầy đủ, ăn uống thiên lệch (không ăn rau hoặc ăn quá ít, thường ăn thức ăn công nghiệp như mì gói, bánh kẹo, khoai tây chiên...). Người bệnh ăn uống không được, ăn quá ít; trẻ nhỏ biếng ăn (ví dụ một ngày cần phải ăn 100g thịt, 100g gạo, 200g trái cây, 500ml sữa... nhưng trẻ ăn quá ít nên lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu). Hoặc những người làm việc quá căng thẳng, vận động quá nhiều, tiêu hao năng lượng lớn như vận động viên; phụ nữ mang thai có nhu cầu axit folic, canxi, sắt... tăng vọt cần phải bổ sung mà nhu cầu ăn uống thông thường không thể bổ sung đủ...
+ Trong nhiều loại TP, nhất là sữa, nhà sản xuất thường bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất. Trẻ em uống hằng ngày, lâu dài có khi nào không tốt cho cơ thể?
- Vitamin có hai dạng: dạng thuốc và dạng vi chất bổ sung vào TP. Ví dụ như đường bổ sung vitamin A, muối bổ sung iôt, bột mì bổ sung axit folic, sữa bổ sung nhiều loại vitamin A, B, C, D... Trong hai dạng bổ sung này, dạng vi chất bổ sung vào TP an toàn hơn thuốc vì nguyên tắc bổ sung phải theo nhu cầu sinh lý hằng ngày của cơ thể. Do đó độ an toàn cao, có thể dùng thông thường và lâu dài mà không hề gây hại. Với thuốc thì có thể sản xuất theo liều lượng cao. Ví dụ nhu cầu một ngày chỉ cần 1.000 đơn vị vitamin A, nhưng thuốc có thể có hàm lượng tới 200.000 đơn vị.
+ Tự mua thuốc bổ cho mình và con cái uống; khi làm việc mệt mỏi cũng uống một viên vitamin C, một viên multivitamin sủi bọt, hoặc chính bác sĩ cũng chích cho một mũi vitamin C... cho khỏe. Điều đó có được không?
- Khi sử dụng các loại vitamin liều cao phải có toa bác sĩ. Nếu cần thiết phải mua thì chỉ nên mua loại đa sinh tố khoáng chất. Khi mệt mỏi, làm việc căng thẳng... uống một viên bổ sủi bọt thì chỉ có tác dụng hỗ trợ tâm lý (làm người ta yên tâm) chứ không hẳn là cần thiết. Song dù chỉ hiệu quả về mặt tâm lý thì trong cuộc sống nhiều khi con người cũng rất cần điều đó.
Hầu hết vitamin đều khó gây ngộ độc. Nếu cơ thể thiếu nhiều vitamin thì khi uống cơ thể sẽ hấp thụ nhiều, thiếu ít hấp thụ ít. Nếu mình cho ít thì tỉ lệ hấp thụ nhiều, mà cho số lượng nhiều thì tỉ lệ hấp thụ ít và thải ra. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý nếu cho trẻ sử dụng nhiều
vitamin D thì có thể dẫn đến táo bón cho trẻ. Vitamin A và D nếu dùng liều quá cao (hàng triệu đơn vị) có thể gây ngộ độc cấp tính, tuy nhiên cũng rất hiếm xảy ra. Về nguyên tắc những vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K thì có thể gây ngộ độc vì khi sử dụng dồn dập quá nó sẽ thải không kịp, thải khó, dễ tích lũy ở gan gây hại gan và thường chỉ có A và D có liều cao, còn hai loại kia ít khi có liều cao. Vitamin C uống nhiều có thể gây sỏi thận vì nó tạo ra những chất muối khoáng không hòa tan...
+ Gần đây nhiều phụ nữ lớn tuổi rủ nhau mua vitamin E về uống vì nghe quảng cáo uống hằng ngày có khả năng chống được lão hóa, chống sạm da, rụng tóc... Sự thật thế nào, thưa bác sĩ?
- Vitamin E nằm trong nhóm các chất chống oxy hóa (các chất chống lại quá trình lão hóa của con người). Tuy nhiên, quá trình lão hóa không chỉ làm ảnh hưởng đến da, tóc mà còn là mạch máu, những bệnh lý khác như tim mạch, ung thư, đái tháo đường... Vì vậy chỉ uống vitamin E thì không đủ, do nó chỉ hỗ trợ phần nào và cùng với những chất khác để chống lại quá trình oxy hóa nhằm duy tu bảo trì sức khỏe. Tôi cho rằng nhiều khi một tâm hồn vui tươi, lạc quan còn quan trọng hơn tất cả mọi loại thuốc bổ.
+ Xin bác sĩ cho biết những loại TP nào cung cấp vitamin gì?
- Vitamin A thực thụ chỉ có trong thức ăn động vật: trong gan các loại động vật như cá, heo, bò, gà..., trong chất béo của sữa, lòng đỏ trứng, những loại rau trái màu vàng, cam đậm.Vitamin C có trong các loại trái cây tươi, đặc biệt có nhiều trong bưởi, cam, chanh. Tuy nhiên vitamin trong rau củ quả thường bị mất trong quá trình chế biến, nên ăn sống tốt hơn. Axit folic có trong thận, gan, những loại rau có lá to.
Vitamin B1 có trong các loại ngũ cốc, các loại thịt. Vitamin E có nhiều trong những loại TP chứa nhiều chất béo như đậu phộng, mè, lòng đỏ trứng, trong mầm lúa, mầm đậu đỗ, giá sống...
+ Xin cảm ơn bác sĩ.
LÊ THANH HÀ
Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ)
Các loại thuốc bổ thường chứa hàm lượng vitamin cao hơn nhu cầu cơ thể rất nhiều |
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - cho biết:
- Vitamin và khoáng chất là những chất cần thiết cho cuộc sống. Có rất nhiều loại vitamin khác nhau và mỗi loại có những công dụng khác nhau. Ví dụ, vitamin A cần cho sức khỏe của mắt, da, tóc..., vấn đề tăng trưởng và phát triển của miễn dịch; vitamin C cần cho độ chắc của thành mạch, những yếu tố miễn dịch...
Vitamin có trong các loại thực phẩm (TP) ta ăn uống hằng ngày. Nếu một người có chế độ ăn uống hợp lý thì không cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất. Việc ăn uống hợp lý dựa trên ba cơ sở:
(1) ăn đa dạng, nhiều loại TP (trên 20 loại TP khác nhau trong một ngày), mỗi loại TP có một số chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất khác nhau, nếu ăn đa dạng thì cơ thể sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có các vitamin.
(2) Ăn chừng mực, không quá nhiều hoặc quá ít. Nên nhớ không có thức ăn nào xấu và cũng không có thức ăn tốt. Mỗi loại TP đều có một số chất dinh dưỡng và cũng có thể có một số chất độc hại nào đó. Nếu mình ăn chừng mực thì mình nhận được đủ chất, nhưng lại không bị những chất độc hại gây hại.
(3) Ăn gần với thiên nhiên, ít chế biến nhất thì TP ít bị thay đổi bản chất của nó và giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Ví dụ ăn rau, quả vẫn tốt hơn uống nước ngọt trái cây; ăn thịt cá vẫn hơn các dạng đạm, axit amin...
+ Như vậy nên sử dụng vitamin và khoáng chất khi nào, thưa bác sĩ?
- Chỉ sử dụng khi chế độ ăn thường xuyên không đầy đủ, ăn uống thiên lệch (không ăn rau hoặc ăn quá ít, thường ăn thức ăn công nghiệp như mì gói, bánh kẹo, khoai tây chiên...). Người bệnh ăn uống không được, ăn quá ít; trẻ nhỏ biếng ăn (ví dụ một ngày cần phải ăn 100g thịt, 100g gạo, 200g trái cây, 500ml sữa... nhưng trẻ ăn quá ít nên lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu). Hoặc những người làm việc quá căng thẳng, vận động quá nhiều, tiêu hao năng lượng lớn như vận động viên; phụ nữ mang thai có nhu cầu axit folic, canxi, sắt... tăng vọt cần phải bổ sung mà nhu cầu ăn uống thông thường không thể bổ sung đủ...
+ Trong nhiều loại TP, nhất là sữa, nhà sản xuất thường bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất. Trẻ em uống hằng ngày, lâu dài có khi nào không tốt cho cơ thể?
- Vitamin có hai dạng: dạng thuốc và dạng vi chất bổ sung vào TP. Ví dụ như đường bổ sung vitamin A, muối bổ sung iôt, bột mì bổ sung axit folic, sữa bổ sung nhiều loại vitamin A, B, C, D... Trong hai dạng bổ sung này, dạng vi chất bổ sung vào TP an toàn hơn thuốc vì nguyên tắc bổ sung phải theo nhu cầu sinh lý hằng ngày của cơ thể. Do đó độ an toàn cao, có thể dùng thông thường và lâu dài mà không hề gây hại. Với thuốc thì có thể sản xuất theo liều lượng cao. Ví dụ nhu cầu một ngày chỉ cần 1.000 đơn vị vitamin A, nhưng thuốc có thể có hàm lượng tới 200.000 đơn vị.
+ Tự mua thuốc bổ cho mình và con cái uống; khi làm việc mệt mỏi cũng uống một viên vitamin C, một viên multivitamin sủi bọt, hoặc chính bác sĩ cũng chích cho một mũi vitamin C... cho khỏe. Điều đó có được không?
- Khi sử dụng các loại vitamin liều cao phải có toa bác sĩ. Nếu cần thiết phải mua thì chỉ nên mua loại đa sinh tố khoáng chất. Khi mệt mỏi, làm việc căng thẳng... uống một viên bổ sủi bọt thì chỉ có tác dụng hỗ trợ tâm lý (làm người ta yên tâm) chứ không hẳn là cần thiết. Song dù chỉ hiệu quả về mặt tâm lý thì trong cuộc sống nhiều khi con người cũng rất cần điều đó.
Hầu hết vitamin đều khó gây ngộ độc. Nếu cơ thể thiếu nhiều vitamin thì khi uống cơ thể sẽ hấp thụ nhiều, thiếu ít hấp thụ ít. Nếu mình cho ít thì tỉ lệ hấp thụ nhiều, mà cho số lượng nhiều thì tỉ lệ hấp thụ ít và thải ra. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý nếu cho trẻ sử dụng nhiều
vitamin D thì có thể dẫn đến táo bón cho trẻ. Vitamin A và D nếu dùng liều quá cao (hàng triệu đơn vị) có thể gây ngộ độc cấp tính, tuy nhiên cũng rất hiếm xảy ra. Về nguyên tắc những vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K thì có thể gây ngộ độc vì khi sử dụng dồn dập quá nó sẽ thải không kịp, thải khó, dễ tích lũy ở gan gây hại gan và thường chỉ có A và D có liều cao, còn hai loại kia ít khi có liều cao. Vitamin C uống nhiều có thể gây sỏi thận vì nó tạo ra những chất muối khoáng không hòa tan...
+ Gần đây nhiều phụ nữ lớn tuổi rủ nhau mua vitamin E về uống vì nghe quảng cáo uống hằng ngày có khả năng chống được lão hóa, chống sạm da, rụng tóc... Sự thật thế nào, thưa bác sĩ?
- Vitamin E nằm trong nhóm các chất chống oxy hóa (các chất chống lại quá trình lão hóa của con người). Tuy nhiên, quá trình lão hóa không chỉ làm ảnh hưởng đến da, tóc mà còn là mạch máu, những bệnh lý khác như tim mạch, ung thư, đái tháo đường... Vì vậy chỉ uống vitamin E thì không đủ, do nó chỉ hỗ trợ phần nào và cùng với những chất khác để chống lại quá trình oxy hóa nhằm duy tu bảo trì sức khỏe. Tôi cho rằng nhiều khi một tâm hồn vui tươi, lạc quan còn quan trọng hơn tất cả mọi loại thuốc bổ.
+ Xin bác sĩ cho biết những loại TP nào cung cấp vitamin gì?
- Vitamin A thực thụ chỉ có trong thức ăn động vật: trong gan các loại động vật như cá, heo, bò, gà..., trong chất béo của sữa, lòng đỏ trứng, những loại rau trái màu vàng, cam đậm.Vitamin C có trong các loại trái cây tươi, đặc biệt có nhiều trong bưởi, cam, chanh. Tuy nhiên vitamin trong rau củ quả thường bị mất trong quá trình chế biến, nên ăn sống tốt hơn. Axit folic có trong thận, gan, những loại rau có lá to.
Vitamin B1 có trong các loại ngũ cốc, các loại thịt. Vitamin E có nhiều trong những loại TP chứa nhiều chất béo như đậu phộng, mè, lòng đỏ trứng, trong mầm lúa, mầm đậu đỗ, giá sống...
+ Xin cảm ơn bác sĩ.
LÊ THANH HÀ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét